Cần phải làm gì khi trẻ viêm họng cấp tính

Các bế bị viêm họng cáp tính thướng sốt cao thì gia đình nên đưa trẻ tới cơ sở ý tế ngay. Nếu chưa đi được thì có thể xử trí ngay tại gia đình, lớp học như sau: nếu sốt trên 38oC, nên dùng thuốc hạ sốt loại đơn chất paracetamol với liều lượng: trẻ dưới 3 tháng/tuổi là 40mg; trẻ từ trên 3 tháng – 11 tháng/tuổi là 80mg; trẻ từ 12 tháng – 24 tháng/tuổi là 120mg; trẻ trên 24 tháng/tuổi thì dùng 10mg/kg cân nặng và cứ 6 giờ mới dùng lại, nếu trẻ vẫn sốt cao trên 38oC (có thể uống hoặc đặt hậu môn). Khi trẻ sốt mà chưa cần dùng đến thuốc hạ nhiệt thì nên lau bằng nước ấm (nước có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt của trẻ khoảng 2oC) vào vùng trán, nách, bẹn cho trẻ (không dùng nước đá hoặc nước lạnh).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trẻ cần được uống nhiều nước (tốt nhất là dùng dung dịch oresol) và nước ép hoa quả. Nếu bệnh viêm họng cấp tính của trẻ không đỡ thì cần phải đưa trẻ đi bệnh viện khám để được xác định bệnh và có chỉ định điều trị của bác sĩ. Khi viêm họng cấp mà có chỉ định điều trị của bác sĩ khám bệnh thì cần thực hiện nghiêm túc, uống thuốc theo đơn. Cần cho trẻ uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh để tự điều trị cho trẻ.

Trẻ cần uống nhiều nước: Mùa hè, thời tiết nóng bức, môi trường dễ ô nhiễm là điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật phát triển và gây bệnh. Ngoài việc không cho trẻ dùng các loại đồ uống quá lạnh hoặc kem thì cần vệ sinh họng, răng, miệng hàng ngày như đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng. Ðặc biệt, với trẻ có bệnh về đường hô hấp trên mạn tính, hay tái phát, càng cẩn thận khi cho trẻ uống nước giải khát lạnh. Khi trẻ đang bị viêm họng cấp tính thì phòng ngủ dành cho trẻ cần thoáng mát, nếu có điều hòa nhiệt độ, cần giữ ở mức nhiệt độ thích hợp với trẻ, nhiệt độ lý tưởng cho trẻ là trên 26oC. Nếu sử dụng quạt thì không nên cho hướng của quạt chiếu thẳng vào trẻ mà nên cho quạt quay và cũng nên cho tốc độ ở mức vừa phải, khi trẻ đã ngủ ngon thì nên giảm tốc độ của quạt.