Cây râu vàng – Cây Lược Vàng – cây sâm nhà – cây râu viễn đông – cây ngô – cây tóc tươi, tất cả chỉ là một loại cây có tên khoa học là Kallizia thơm, tên la tinh là Callisia ữagrans. Kallizia cũng như Đikhora thuộc họ Thài lài (Commelinaceae).
Những cây thuộc họ này mọc hoang thành bụi ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi và Úc. Những cây tiêu biểu được trồng rộng rãi làm cảnh, chúng có nhiều tính chất của thảo dược. Cây Đikhora không có râu (vòi), chưa được nghiên cứu nhiều, còn cây Kallizia thơm có râu (vòi) và rất nổi tiếng.
Năm 1840 lần đầu tiên cây Kallizia thơm được mô tả với tên Spironema ữagrans. Năm 1932 đổi tên thành Rectanthera ữagrans. Năm 1942 R.E. Woodson đặt tên cho cây là Callísia fragrans. Cây có 12 loại mà đại diện của chúng mọc ở vùng Trung và Nam Mỹ.
Kallizia thơm – Callisia ữagrans – Cây Râu vàng – Từ đây sẽ dùng tên đã phổ biến ở Việt Nam là CÂY LƯỢC VÀNG. Nhưng xét về hình dáng bên ngoài thì dùng tên CÂY LAN VÒI do người dân Thanh Hóa đặt là hợp lý hơn cả (người biên dịch).
Cây Lược Vàng – cây mọc hoang thành bụi, sống lâu năm, có chiều cao tới 2m, cây trồng tại nhà có chiều cao tới lm. Cây có lá to, dài khoảng 20-30cm, rộng khoảng 5 – 6cm; phía trên lá láng bóng, lá có màu xanh thẫm. Cây có 2 loại: loại trổ các nhánh thẳng lên trên trông như cây ngô non, loại trổ các vòi (râu) nằm ngang, các vòi này phân thành các đốt bởi các mấu, trên các mấu phát ra lá nhỏ dạng vẩy, tận cùng vòi là búp. Hoa của cây rất nhỏ, trổ thành chùm ở trên ngọn và có mùi thơm dịu. Cây mọc hoang ra hoa vào năm thứ 2, còn cây trồng tại nhà thì điều này hiếm gặp. Cây có nguồn gốc từ Mexico.
Hiện nay những bí mật của cây Lược Vàng chưa được khám phá đầy đủ, nhưng có thể dẫn ra vài phát hiện khởi đầu từ hai mẩu chuyện nhỏ sau đây:
1) Tác giả của cuốn sách này có người bạn mà vợ ông ta tên Natalia, từng làm ở Viện nghiên cứu khoa học với nghề trồng cây cảnh và kết hoa khô. Bà ta đã chỉ dẫn cho tác giả xem và cung cấp cặn kẽ thông tin về Cây Lược Vàng và kể một chi tiết thú vị: Cách đây ít năm, khi mọi người còn chưa biết những tính chất chữa bệnh của cây này thì một cô giáo dạy sinh vật khi nhìn thấy đã rất ngạc nhiên và xin ngay một búp nhỏ làm tiêu bản cho bộ môn để triển khai đề tài “Nhân bản vô tính”. Không lâu sau, cây phát triển rất nhanh và nhân rộng trong toàn trường. Đặc biệt con vẹt nuôi trong phòng văn hóa rất yêu thích cây này và chính nó là tác giả đầu tiên phát hiện các tính chất kỳ diệu của cây thuốc; vì như mọi người đều biết các động vật, nhất là chim thú không bao giờ nhầm lẫn cái lợi, cái hại.
2) Khi thu thập tài liệu để viết cuốn sách, tác giả đã liên hệ với nhà sinh vật học – thầy thuốc nội khoa thực vật Đmitri Xvetrkin, là bạn cũ, đã đôi lần cùng chia sẻ thông tin về cây trồng. Ồng đã cho tác giả xem nhà kính trồng cây Lược Vàng, giới thiệu tính đa năng của cây, chỉ ra những vấn đề chưa được nghiên cứu tận gốc, đồng thời kể lai lịch một phương thuốc gia truyền độc đáo:
Như đã biết, ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước, các nhà khoa học Mỹ đã chú tâm nghiên cứu các truyền thuyết của cư dân Mỹ La tinh về thảo dược, thu thập được một khối lượng tài liệu đồ sộ làm cơ sở nghiên cứu. Đã điều tra hơn 30.000 loại cây, phát hiện trong số đó nhiều loại có những tính năng chữa bệnh có một không hai mà dân địa phương đã sử dụng trong nền y học của họ.
Bản thân ông Đmitri đã quan tâm và tìm thấy ở các công trình nghiên cứu của các đồng nghiệp Mỹ nhiều điều bổ ích cho công việc của mình, đặc biệt là câu chuyện về cây Pauk (Spider plant). Nó được mô tả là cây có những tính chất chống viêm các mô và làm vết thương mau lành tuyệt vời.
Đó là trường hợp một nhà khoa học trong đoàn thám hiểm đã bị nhiều vết thương rất nặng. Với khí hậu nóng ẩm, các vết thương bắt đầu sưng tấy, trong khi đó cơ sở y tế của thành phố lớn lại quá xa, dân địa phương mách bảo đến nhờ bà lang vườn có bài thuốc trị vết thương, kể cả vết cắn của thú độc. Các thành viên của đoàn thám hiểm buộc phải chấp nhận sự giúp đỡ đó, hơn nữa chính họ cũng đang tiến hành nghiên cứu các cây thuốc của Mexico, có kế hoạch thu thập thông tin về các thảo dược và cách sử dụng chúng. Khi đó họ rất ngạc nhiên khi bà lang ra sân hái mấy lá của một cây lạ, cao chừng l mét, từ thân cây trổ ra các vòi nằm ngang gần như không màu, phủ bởi các vẩy lá và tận cùng là búp non. Lá đem rửa sạch, cho vào cối giã kỹ, nhũ nhuyễn thu đựợc bà đem đắp lên các vết thương và buộc lại bằng băng gạc của đoàn vì họ không tin dẻ buộc của bà lang vô trùng. Sau 3 ngày bệnh nhân thấy đỡ, các vết sưng tấy xẹp đi, miệng các vết thương bắt đầu xe lại, cứ mỗi ngày thay băng 1 lần. Sau một tuần lễ đoàn thám hiểm lại tiếp tục hành trình và mang theo nước sắc của lá. Bà lang cho biết cây còn có tác dụng giảm đau xương khớp, chữa được mụn nhọt, điều hòa hoạt động đường ruột.
Tuy nhiên những điều kỳ diệu của cây cần có thời gian kiểm chứng. Nhưng những gì diễn ra như : nước sắc của lá cây rõ ràng không bị thiu sau 3 tuần lễ, còn các vết thương hoàn toàn lành lặn trở lại là những bằng chứng xác thực để các nhà khoa học tin tưởng.
Cây người dân Mexico gọi là cây Pauk chính là cây Lược Vàng và là chủ đề chính của cuốn sách này. Riêng ông Đmitri chỉ tin chắc điều đó sau khi nhìn thấy tận mắt và biết chính xác tên của cây ở nhà kính của vườn bách thảo Luân Đôn. Ở nước ngoài cây Lược Vàng còn có tên”Cây sợi đan”,”Cây cái lẵng” hoặc như tên dân gian – ”Cây Pauk”.
Sau khi trao đổi với ông Đmitri, tác giả của cuốn sách còn tiếp cận với các ấn phẩm của các nhà khoa học nước ngoài, biết rằng nó được đưa vào danh mục các cây có tác động đến ung thư, có tính sát trùng mạnh, làm mau lành vết thương. Vì vậy tác giả mới quyết định trồng, nghiên cứu cây Lược Vàng.
Nguồn sưu tầm Internet