Chỉ số BMI và cách phân loại béo phì

Trong nghiên cứu cộng đồng người ta thường sử dụng các chỉ tiêu cân nặng, chiều cao, bề dày lớp mỡ dưới da để đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì như là chỉ số BMI

CHỈ SỐ BMI ĐỐI VỚI TRẺ EM

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trong các điều tra sàng lọc nên sử dụng chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao để xác định tình trạng béo phì vì đa số cá thể có cân nặng theo chiều cao vượt quá giới hạn bình thường đều béo. Giới hạn “ngưỡng” để được coi là thừa cân là khi chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao trên + 2SD và được chia thành các mức độ như sau:

  • W/ H từ trên + 2SD đến + 3SD : Thừa cân độ 1 (nhẹ).
  • W/ H từ trên + 3SD đến + 4SD : Thừa cân độ 2 (trung bình).
  • W/ H > + 4SD : Thừa cân độ 3 (nặng).

CHỈ SỐ BMI ĐỐI VỚI TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

Từ năm 1995, Tổ chức Y tế thế giới quy ước dùng chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass Index) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho lứa tuổi này.
Dựa vào chỉ số BMI theo tuổi, người ta đánh giá thừa cân và béo phì như sau:

  • Thừa cân: BMI ≥ 85th percentile.
  •  Béo phì: BMI ≥ 85th percentile và bề dày lớp mỡ dưới da cơ tam đầu, bề dày lớp mỡ dưới da ở dưới xương bả vai đều ≥ 90th percentile.

CHỈ SỐ BMI ĐỐI VỚI NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

Sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI) để nhận định tình trạng béo phì vì chỉ số này có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ khối mỡ trong cơ thể. Để đánh giá mức độ thừa cân, béo phì, Tổ chức Y tế thế giới chia ra các “ngưỡng” như sau:

  • Bình thường: BMI từ 18,5 – 24,99 Thừa cân độ 1: BMI từ 25,0 – 29,99
  • Thừa cân độ 2: BMI từ 30,0 – 39,99 Thừa cân độ 3: BMI ≥ 40,0

Khu vực Đông Nam Á các tác giả đề nghị lấy chỉ số thừa cân độ 1 là 23, do vậy ở các độ khác sẽ theo đó mà giảm dần.

Ngoài ra, để đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể, người ta còn đo thêm chỉ số vòng thắt lưng (Waist Circumference) và chỉ số vòng thắt lưng/vòng mông (Waist – Hip ratio) với các “ngưỡng” như sau:

  • Ở nam: Tỷ số vòng thắt lưng/vòng mông > 1,0. Vòng thắt lưng ≥ 94 cm
  • Ở nữ: Tỷ số vòng thắt lưng/ vòng mông > 0,85. Vòng thắt lưng ≥ 80 cm
  • Chỉ số BMI và cách phân loại béo phì

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THỪA DINH DƯỠNG

  • Truyền thông, giáo dục dinh dưỡng hợp lý.
  • Chế độ lao động, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý.
  • Xây dựng và áp dụng khẩu phần mẫu.
  • Tạo nguồn và tăng cường sử dụng những thực phẩm có tính bảo vệ.
  • Hướng dẫn hạn chế sử dụng những thực phẩm tinh chế.
  • Theo dõi định kỳ các đối tượng có nguy cơ cao.
  • Giảm sát thừa dinh dưỡng.