iá trị dinh dưỡng của gạo phụ thuộc vào đất đai, khí hậu, xay xát, bảo quản và chế biến
- Protein: hàm lượng protein trong gạo 7,6% thấp hơn mì và ngô nhưng giá trị sinh học tốt hơn, gạo giã càng trắng thì lượng protein càng giảm. So với protein của trứng, protein của gạo thiếu lysin vì vậy khẩu phần nên phối hợp với thức ăn động vật và đậu đỗ.
- Lipid : hàm lượng thấp (l-l,5%) nằm ở cái và mầm.
- Glucid: glucid của gạo chủ yếu là tinh bột chiếm 70 – 80% tập chung ở lõi của hạt gạo. Gạo giã càng trắng thì hàm lượng glucid càng cao.
- Vitamin: gạo là nguồn vitamin nhóm B, lượng B1 đủ cho chuyển hóa glucid trong gạo. Nếu xay xát quá kỹ thì vitamin B1 sẽ hao hụt rất nhiều.
- Chất khoáng: gạo là thực phẩm gây toan vì có hàm lượng phospho cao (l04mg% hàm lượng calci thấp (30mg%).
Đặc điểm vệ sinh.
- Bảo quản và chế biến gạo: các thành phần dinh dưỡng như protein, lipid, vitamin tập chung phần lớn ở mầm và cùi gạo vì vậy cần chú ý:
- Không xay xát gạo quá kỹ, quá trắng. Khi chế biến không vo gạo kỹ, không vo gạo bằng nước nóng. Nấu cơm vừa đủ nước, đậy vung.
- Bảo quản gạo nơi cao ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, có thiết bị chống ẩm, chống sâu mọt làm hỏng gạo. Không nên giữ gạo quá 3 tháng.
- Bệnh Béri-béri: tê phù do thiếu vitamin B1, bệnh mang tính chất dịch ở những vùng ăn gạo trắng.