Insulin là một loại hormone sinh ra bới các tế bào đảo tụy và có tác dụng chuyển hóa carbonhydrate. Ngoài ra, Insulin còn tác dụng để chuyển hóa gan và mô mỡ thành năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động của cơ thể trong quá trình sống.
Insulin được bào chế nhân tạo dùng điều trị cho bệnh đái tháo đường còn gọi là bệnh tiểu đường dưới nhiều dạng khác nhau như thuốc nước, thuốc tiêm, thuốc uống.
Thuốc hay các dạng thực phẩm chức năng chứa Insulin dành cho người bị bệnh Đái tháo đường Tuýp 1 hoặc Tuýp 2 phổ biến là thuốc chích dưới da, có nhiều loại nhưng có hai dạng là tác dụng nhanh và tác dụng chậm:
- Dạng tác dụng nhanh dùng ngay trước bữa ăn, để tăng độ insulin trong cơ thể phù hợp với độ carbohydrate sắp nhập vào hoặc dùng cho người đường huyết lên cao đột xuất.
- Dạng tác dụng chậm dùng vào buổi tối và dùng lâu dài, để giữ lượng đường trong máu không tăng vọt trong cả ngày hôm sau.
Liều lượng Insulin trong các thuốc chữa bệnh Đái tháo đường (Tiểu đường) là khác nhau, cơ thể của từng người cũng phù hợp với một lượng Insulin nhất định, do đó khi sử dụng Insulin để trị bệnh đái tháo đường phải được thay đổi hợp lý theo lời khuyên của bác sỹ hoặc chế độ ăn uống của mình: Tăng liều lượng khi ăn nhiều hơn, giảm khi hoạt động nhiều hơn (đường là năng lượng dùng trong hoạt động).
Insulin là thuốc đặc trị dành cho người Đái tháo đường (bệnh tiểu đường), nhưng nó không phải là hoàn hảo, nó có những tác dụng phụ dưới đây:
- Làm lượng đường hạ quá thấp làm bệnh nhân mệt hay xỉu.
- Làm bầm tím hay cứng da thịt chỗ chích thường xuyên.
- Phát ban ở chỗ tiêm hoặc toàn thân (hiếm gặp).