Mụn cám tuy không làm chi em ta đau nhức như mụn bọc, mụn mủ nhưng chúng gây khó chịu bởi làn da lúc nào cũng sần sùi, thô ráp và kém mịn màng.
Mụn cám là một dạng của mụn trứng cá (mức độ rất nhẹ của trứng cá). Chúng là những chấm đen nhỏ thường xuất hiện trên má, cằm và mũi. Khi nặn ra, ta thấy phần đầu mụn có màu đen và bên trong màu trắng đục. Màu sắc của mụn cám chính là chất sừng bị oxy hóa tạo màu đen và chất bã do tuyến bã bài tiết ra.
Nguyên nhân xuất hiện mụn
- Tăng tiết chất bã nhờn: Chất bã tiết ra từ tuyến bã và đổ vào lỗ chân lông ra ngoài.
- Tắc cổ nang lông tuyến bã do yếu tố di truyền và môi trường: Chất bã tăng tiết bị tắc lại và vi khuẩn tăng sinh cùng với các axit béo tự do làm phá hủy nang tuyến gây viêm.
- Yếu tố nội tiết cơ thể: Các nội tiết tố tuyến giáp và nội tiết tố tăng trưởng cũng có ảnh hưởng đến bệnh trứng cá.
- Vi khuẩn: Các vi khuẩn gây nên tình trạng viêm nang lông tuyến bã.
Như vậy, có nhiều nguyên nhân gây nên mụn cám, ngoài các lý do trên thì yếu tố môi trường (tiếp xúc nhiều với dầu xăng, nhựa đường, than đá, bụi bẩn…); hoặc sử dụng các loại mỹ phẩm bừa bãi cũng là nguyên nhân làm mụn cám nổi trên da.
Dù nguyên nhân hình thành mụn cám của chi em ta là gì thì việc điều trị vẫn là điều đáng quan tâm và cần thiết. Bởi mụn cám tuy không có kích thước lớn, nhưng mật độ mụn khi xuất hiện là khá dày, do đó làm cho da chi em ta trở nên sần sùi, kém sáng đi. Lâu dần khi mụn cám lớn lên và hình thành phần đầu đen sẽ làm da mất thẩm mỹ, đen sạm, lấy đi sự tự tin của chi em ta và việc loại bỏ mụn không đúng cách sẽ để lại sẹo rỗ trên da, làm da không còn mịn màng, căng láng. Mời chị em tham khảo thêm những cách điều chị mụn cám hiệu quả tại đây.