Thiếu protein gây suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng chậm lớn, chậm phát triển, do chế độ ăn không đảm bảo nhu cầu protein và năng lượng kéo theo thiếu protein, tình trạng kèm theo là các bệnh nhiễm khuẩn.

Ý nghĩa sức khỏe cộng đồng

  • Suy dinh dưỡng không chỉ làm giảm sức khỏe mà còn là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong cao ở trẻ em tại các nước đang phát triển.
  • Suy dinh dưỡng và nhiễm trùng là vòng xoắn bệnh lý: khi trẻ bị suy dinh dưỡng, khả năng chống đỡ với bệnh nhiễm trùng giảm. Đứa trẻ dễ cảm nhiễm với các bệnh nhiễm trùng nhất là nhiễm trùng hô hấp và tiêu hóa. Không những thế, mức độ nặng của các bệnh nhiễm trùng sẽ tạo nên sự kéo dài thời gian bị suy dinh dưỡng.
  • Suy dinh dưỡng của trẻ em vào thời kỳ đầu, nhưng hậu quả để lại là khá lâu dài. Trẻ bị suy dinh dưỡng, tầm vóc của trẻ bị ảnh hưởng, sự phát triển trí tuệ của trẻ cũng bị ảnh, liên quan đến quá trình hoạt động và học tập.

Dịch tễ học

  • Từ năm 1980, Viện Dinh dưỡng quốc gia đã tiến hành định kỳ các cuộc điều tra về suy dinh dưỡng trẻ em trên toàn quốc:
  • Năm 1985, tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi thiếu dinh dưỡng thể nhẹ cân là 51,5%, năm 1995 44,9%, năm 2000 33,8% (mục tiêu Hành động dinh dưỡng quốc gia là <30% vào năm 2000) đến năm 2001 tỷ lệ chung trẻ em < 5 tuổi suy dinh dưỡng là 31,9%, năm 2002 là 30,1%, đến năm 2006 tỷ lệ chung trẻ em < 5 tuổi suy dinh dưỡng là 20%. So với các nước trong khu vực, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em < 5 tuổi nước ta còn cao.

Nguyên nhân thiếu dinh dưỡng protein năng lượng

  • Những nguyên nhân trực tiếp:
  • Nguyên nhân trực tiếp cơ bản là chế độ ăn của trẻ không đủ cả về số lượng và chất lượng: trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ, không được ăn bổ sung hợp lý (có thể là ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, thức ăn bổ sung quá nghèo nàn…)
  • Nguyên nhân trực tiếp thứ hai là các bệnh nhiễm trùng: nhiều quan sát đã cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính như các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa…
  • Mô hình thể hiện mối quan hệ giữa nhiễm trùng và suy dinh dưỡng

Mô hình thể hiện mối quan hệ giữa nhiễm trùng và suy dinh dưỡng

  • Những nguyên nhân gián tiếp: kinh tế xã hội, vệ sinh môi trường, dịch vụ chăm sóc y tế, thiên tai, chiến tranh…
  • Những trẻ có nguy cơ cao bị thiếu dinh dưỡng
    • Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ ở 4 – 6 tháng đầu sau khi sinh
    • Những trẻ sinh đôi
    • Những trẻ gia đình đông con, mồ côi cha mẹ…
    • Những trẻ sống trong gia đình quá nghèo
    • Những trẻ có dị tật bẩm sinh
    • Những trẻ bị sởi, ỉa chảy, ho gà, viêm đường hô hấp…

Các chỉ tiêu và thang phân loại thiếu dinh dưỡng

  • Các thể lâm sàng
    • Thể lâm sàng điển hình của suy dinh dưỡng thường gặp là thể Marasmus, Kwashiorkor và thể phối hợp Marasmus- Kwashiorkor.
    • Thể Marasmus: hay gặp, là hậu quả của chế độ ăn thiếu cả năng lượng và protein do trẻ bị cai sữa quá sớm hoặc chế độ ăn không hợp lý.
    • Thể Kwashiorkor: hiện nay ít gặp hơn, do chế độ ăn quá nghèo protid mà glucid tạm đủ
    • Thể phối hợp Marasmus – Kwashiorkor.
    • Thể suy dinh dưỡng nhẹ và trung bình thường gặp ở cộng đồng, đầu tiên là biểu hiện chậm lớn, đứa trẻ biếng ăn nhưng các biểu hiện về cân nặng và teo cơ bắp khó nhận thấy. Trẻ cũng hay bị viêm đường hô hấp trên và ỉa chảy, thường đứa trẻ qua  khỏi nhưng hay mắc đi mắc lại. Thể suy dinh dưỡng nhẹ và trung bình chiếm phần lớn số trẻ suy dinh dưỡng ở cộng đồng.
mo
Mô tả thể Marasmus- Kwashiorkor
  • Các chỉ tiêu nhân trắc: sử dụng các chỉ tiêu: cân nặng, chiều cao, vòng cánh tay, vòng đầu…
    Vòng cánh tay: Trẻ < 5 tuổi không SDD khi vòng cánh tay > 13,5 cm
    Trẻ < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng khi vòng cánh tay ≤ 13,5 cm

Cách phân loại suy dinh dưỡng

  • Hiện nay, OMS khuyến nghị coi là thiếu dinh dưỡng khi cân nặng theo tuổi dưới 2độ lệnh chuẩn (-2SD) so với quần thể tham khảo của NCHS (National Center Healh Statistics) của Mỹ. So với trị số tương ứng của quần thể tham khảo chia ra các mức độ suy dinh dưỡng:
    • Suy dinh dưỡng độ I: Cân nặng nhỏ hơn -2SD đến – 3SD
    • Suy dinh dưỡng độ II: Cân nặng nhỏ hơn -3SD đến – 4SD
    • Suy dinh dưỡng độ III: Cân nặng nhỏ hơn -4SD
  • OMS còn đề nghị phối hợp 3 chỉ số: cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao để phân loại suy dinh dưỡng mới hay quá khứ:

1